Bệnh giang mai – căn bệnh xã hội xuất hiện từ khá lâu trong lịch sử con người với nhiều triệu chứng điển hình như có các nốt tròn, màu đỏ, không gây đau đớn hay ngứa ngáy…nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống của người bệnh. Đây là một trong những bệnh gây ra nhiều hệ lụy đối với toàn xã hội hiện nay.
Vì thế việc tìm hiểu về bệnh giang mai là điều rất cần thiết cho mọi lứa tuổi để mọi người có kiến thức phòng chống cũng như biết cách nhận biết bệnh và điều trị đúng cách. Nội dung bài viết sau đây các chuyên gia bệnh xã hội sẽ chia sẻ tổng quan về bệnh trĩ, mời bạn đọc cùng tham khảo!
Bài viết liên quan
- Chi phí xét nghiệm bệnh giang mai hết bao nhiêu tiền năm 2023
- 15 địa chỉ phòng khám phụ khoa uy tín ở đâu tốt nhất ở Hà Nội
- Danh sách 22 phòng khám đa khoa tư nhân tốt nhất uy tín tại Hà Nội
Tổng quan bệnh giang mai là gì?
Giang mai (STD) là bệnh lây truyền qua đường tình dục do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây ra. Xoắn khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể qua đường máu, vết thương, vết xước hở lây nhiễm cho da, miệng, hệ thần kinh và cơ quan sinh dục.
Theo các tài liệu y khoa cổ xưa, bệnh giang mai xuất hiện từ khá lâu, khoảng từ 400 năm trước và cho đến ngày nay bệnh vẫn còn phổ biến với nhiều ca mắc bệnh, nhiễm bệnh thêm hàng năm tăng cao.
Bệnh gặp ở nhiều đối tượng khác nhau, chủ yếu là ở những người có quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều đối tượng khác nhau, người đồng tính, người có hệ miễn dịch kém, người bị nhiễm HIV.
Nếu không điều trị kịp thời, trong vòng vài giờ đến vài ngày sau khi bị nhiễm khuẩn giang mai, vi khuẩn có thể tàn phá khắp cơ thể người bệnh qua việc tấn công các hạch bạch huyết, hệ thống thần kinh trung ương và bộ não gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Một số hệ lụy mà giang mai gây ra đó là đột quỵ, thần kinh, viêm màng não, mù mắt… thậm chí là tử vong. Vì vậy, không nên chủ quan đối với căn bệnh này, hãy đi thăm khám càng sớm càng tốt khi nhận thấy mình có biểu hiện của bệnh.
Biểu hiện của bệnh giang mai
Bệnh giang mai phát triển theo 4 giai đoạn chính, mỗi giai đoạn lại có những biểu hiện, đặc điểm riêng, cụ thể:
Giai đoạn 1
Sau khi tiếp xúc với mầm bệnh, thời gian ủ bệnh từ 3 – 90 ngày, người bệnh bắt đầu có các dấu hiệu của giang mai.
Xuất hiện các vết loét gọi là săng giang mai có hình tròn hoặc hình bầu dục, nông, có kích thước từ 0,3 đến 3cm, bờ nhẵn, màu đỏ, cứng, không gây ngứa không đau, không mủ, hạch nổi dày 2 bên bẹn.
Ở nam giới, vết loét xuất hiện ở các vị trí như: Quy đầu, rãnh quy đầu, lỗ sáo, dương vật, bìu, xung quanh hậu môn, bên trong khoang miệng, lưỡi, xung quanh môi…
Ở nữ giới: âm đạo, âm hộ, môi lớn, môi bé, xung quanh trong và ngoài hậu môn, miệng, lưỡi, cổ tử cung…
Các biểu hiện của bệnh ở giai đoạn này chỉ tồn tại trong cơ thể từ 3 đến 6 tuần rồi tự biến mất nên nhiều người dễ lầm tưởng mình mắc các bệnh về da liễu, nhưng thực chất lúc này bệnh mới chỉ tạm nặn đi và chuẩn bị tiến triển sang giai đoạn 2.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 bắt đầu từ 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1, các biểu hiện có thể nhận thấy rõ ràng hơn, bệnh lúc này cũng đang có dấu hiệu phát triển.
Các biểu hiện cụ thể ở giai đoạn này bao gồm: có các nốt ban đối xứng, màu hồng, không ngứa, không gây đau, không nổi trên bề mặt da, ấn vào thì mất, tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng lưng, mạn sườn, tứ chi.
Bệnh nhân cũng có biểu hiện nổi các mảng sẩn, nốt phỏng nước, vết loét ở da và niêm mạc. Mảng sần có nhiều loại, kích thước khác nhau như bằng hạt đỗ, đinh ghim, không liên kết với nhau, dễ bong vảy và có viền da xung quanh sẩn.
Các triệu chứng khác đi kèm như mệt mỏi, đau đầu, sốt toàn thân, đau họng, nổi hạch, rụng tóc, sụt cân, viêm khớp, viêm màng xương, viêm dây thần kinh thị giác…
Bệnh giang mai giai đoạn 2 kéo dài trong vòng từ 3 đến 6 tuần, sau đó các triệu chứng tiếp tục biến mất khiến người bệnh tưởng bệnh tự khỏi mà không cần đi thăm khám.
Giai đoạn tiềm ẩn
Giai đoạn này hầu như không biểu hiện ra ngoài nên rất khó để nhận biết. Chỉ đến khi đi làm xét nghiệm huyết thanh mới nhận biết được. Ở giai đoạn này, nếu không được điều trị xoắn khuẩn giang mai tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối.
Giai đoạn cuối
Giai đoạn cuối thường xảy ra sau từ 3 đến 15 năm, thậm chí là vài chục năm khi giai đoạn 1 kết thúc. Có 3 hình thức khác nhau ở giai đoạn này bao gồm:
- Củ giang mai (15%): Xuất hiện các củ giang mai trên mặt, lưng, tứ chi, có hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng, màu đỏ như quả mận, hơi ngả tím, kích thước bằng hạt ngô, chắc, chậm lành, ít lây, sau khi khỏi thường để lại sẹo.
- Giang mai thần kinh (chiếm 6,5%): Xoắn khuẩn giang mai tấn công vào hệ thần kinh gây ra những tổn thương ở thần kinh cho cơ thể như viêm màng não, thoái hóa não hay sự phân ly giữa biến đổi dịch não tủy.
- Giang mai thần kinh thường xảy ra từ 4 đến 25 năm sau khi cơ thể nhiễm virus giang mai. Bệnh có thể gây rối loạn ý thức từng thời kỳ, động kinh, đột quỵ, suy nhược trầm cảm hay gây ảo giác đối với người bệnh.
- Giang mai tim mạch (10%): Xảy ra muộn từ 10 – 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Biến chứng thường gặp là phình động mạch, cực kỳ nguy hiểm.
Lưu ý: Bệnh giang mai ở giai đoạn cuối vô cùng nguy hiểm đối với sức khỏe, virus giang mai dễ xâm nhập và tấn công tới các bộ phận trong cơ thể như hệ thần kinh, mắt, mũi, tim, phổi, xương khớp.
Bởi thế khí thấy các dấu hiệu của bệnh giang mai, người bệnh không nên chủ quan bởi căn bệnh nguy hiểm này. Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và đưa ra phương pháp hỗ trợ điều trị thích hợp.
Tham khảo thêm: Địa chỉ khám bệnh giang mai tốt ở Hà Nội
Nguyên nhân gây bệnh giang mai
Như đã nói đầu, bệnh giang mai do xoắn khuẩn giang mai gây ra có hình lò xo có 6 – 10 vòng xoắn, đường kính ngang không quá 0,5µ, dài 6-15µ. Xoắn khuẩn đi vào cơ thể gây bệnh qua các vết xước, chỗ da bị xây xát.
Theo nghiên cứu, có rất nhiều con đường khiến xoắn khuẩn giang mai tấn công gây bệnh:
Do quan hệ tình dục không an toàn
Đây là con đường chính lây truyền bệnh giang mai. Bệnh nhân có thể dễ dàng mắc bệnh khi quan hệ tình dục bằng nhiều hình thức như bằng đường miệng, đường âm đạo, đường hậu môn.
Lây truyền gián tiếp
Các hành động thân mật như ôm, hôn; sử dụng chung đồ dùng cá nhân như khăn tắm, đồ lót, khăn mặt… tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh cũng khiến người bình thường bị nhiễm bệnh.
Lây từ mẹ sang con
Mẹ nếu mắc bệnh giang mai mà đang mang thai sẽ dễ truyền sang cho con thông qua dây rốn, nhau thai hoặc nước ối, thường lây từ tháng thứ 4 trở đi. Trẻ sinh ra dễ bị bệnh giang mai bẩm sinh, phát triển không bình thường.
Qua đường truyền máu
Việc vô tình truyền máu cho người khác cũng là nguyên nhân lây truyền bệnh. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm gặp.
Điều trị bệnh giang mai như thế nào?
Bệnh giang mai là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nếu được phát hiện và điều trị thì khả năng chữa khỏi khá cao, lên tới 90%. Do vậy, bệnh nhân cần nhanh chóng đi khám chữa càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu của bệnh.
Dùng kháng sinh
Trường hợp bệnh ở giai đoạn đầu, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh đặc hiệu có tác dụng gây ức chế sự phát triển và lây lan của xoắn khuẩn giang mai, phá hủy cấu trúc gene mầm bệnh, giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh.
Tuy nhiên, nếu xoắn khuẩn giang mai đã ăn sâu vào máu và lục phủ ngũ tạng gây ra nhiều biến chứng thì sử dụng thuốc lúc này không còn tác dụng mà cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa do bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Phương pháp miễn dịch cân bằng
Phương pháp này chủ yếu áp dụng kỹ thuật điều trị xâm lấn tối thiểu nhằm tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai kết hợp với gene sinh vật nhằm nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp tiêu diệt xoắn khuẩn giang mai, hạn chế khả năng tái phát của bệnh.
Đây được đánh giá là phương pháp điều trị bệnh giang mai tiên tiến, hiện đại nhất hiện nay. Người bệnh sẽ trải qua các bước như: Xét nghiệm, diệt khuẩn, khống chế xoắn khuẩn giang mai và miễn dịch theo đúng tiến trình điều trị.
Giang mai – một căn bệnh có thể nói là cực kỳ đáng sợ đối với xã hội, nó có tốc độ lây nhiễm còn cao hơn HIV hơn rất nhiều xét trên một số tiêu chí. Nếu không chữa trị, bệnh tiến triển tới giai đoạn cuối sẽ dễ dàng lấy đi tính mạng của bất kỳ người nào khi bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai. Vì vậy, hãy thăm khám, chữa trị ngay khi có dấu hiệu, biểu hiện của bệnh